SHOPHOUSE

Shophouse Là Gì? Bí Kíp Thiết Kế Nội Thất Shophouse Đẹp Và Ấn Tượng

1. Shophouse là gì?

Shophouse hay còn gọi là nhà phố thương mại, là hình thức căn hộ nhà ở kết hợp với cửa hàng thương mại. Đây là một mô hình bất động sản còn khá mới trên thế giới, nhưng có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc.

Tại nhiều quốc gia phát triển như nhà ở shophouse đang “làm mưa làm gió” thị trường bất động sản. Điển hình phải kể đến những dãy phố mua sắm Geylang (Singapore), shophouse ở Penang, Malacca (Malaysia), shophouse Ginza, Tokyo (Nhật Bản),…

Tại Việt Nam, shophouse cũng đang nhanh chóng chứng tỏ mình và tạo nên cơn sốt đầu tư trong ngành bất động sản. Một loại hình kiến trúc vừa có thể ở, vừa có thể kinh doanh, cho thuê để sinh lời.

Hầu hết các khu đô thị mới đều triển khai loại hình kiến trúc này, điển hình như các ông lớn trong ngành bất động sản như: Vinhomes, Ecopark, Ciputra, Phú Mỹ Hưng, CityLand Park Hill, Sun Grand City Hillside Residence,…

Một số mẫu tham khảo:

Shophouse là gì? Bí kíp thiết kế nội thất shophouse đẹp và ấn tượng

Quy trình thiết kế nội thất shopouse

2. Bí kíp thiết kế nội thất đẹp, sang trọng

Là loại hình kết hợp 2 trong 1 nên thiết kế nội thất cho shophouse có nhiều điểm khá thú vị. Bằng kinh nghiệm và sự hiểu biết, Miền Bắc đã chắc lọc và gợi ý cho các bạn bí kíp để có thiết kế shophouse đẹp và chất.

2.1. Lựa chọn phong cách phù hợp

Bước đầu tiên để có được một thiết kế nhà phố thương mại đẹp, gây ấn tượng thì phải xác định được phong cách chủ đạo mà bạn muốn truyền đạt.

Điểm đặc biệt của loại hình này là bạn có thể phân tách phong cách thiết kế cửa hàng riêng, của khu vực nhà ở riêng. Tức là bạn có thể chọn 2 style thiết kế khác nhau cho một căn shophouse.

Tuy nhiên, hầu hết các chủ đầu tư đều lựa chọn đồng nhất phong cách để đỡ tốn thời gian cùng như tiền bạc.

Xu hướng thiết kế nội thất shophouse hiện nay đang rất chuộng các phong cách: tân cổ điển, hiện đại, phong cách đông dương. Tùy theo sở thích của gia chủ, nhu cầu kinh doanh (mặt hàng, loại hình kinh doanh) để lựa chọn phong cách phù hợp.

2.2. Xây dựng bố cục hợp lý

Bước tiếp theo chính là xây dựng một bố cục chính thật khoa học, hợp lý. Đây là bước quan trọng, đòi hỏi kiến trúc sư, chuyên gia thiết kế phải nghiên cứu kỹ lưỡng mặt bằng, có cách quan sát và tính toán tỉ mỉ.

Shophouse dùng để kinh doanh hay kết hợp cả ở và kinh doanh các nhà thiết kế thường dựa theo loại mặt hàng để có cách sắp xếp phù hợp, đảm bảo sự thống nhất và tính hài hòa.

Việc sắp xếp nội thất shophouse theo một tổng thể thống nhất sẽ giúp công việc kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Bố cục hợp lý, hợp nhãn quan khách hàng giúp sản phẩm có thể phô bày mọi ưu điểm của mình, tôn vinh lẫn nhau, đồng thời giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm, hoạt động.

Nhiều shophouse kinh doanh của hàng, việc xây dựng bố cục khoa học có thể kích thích sự mua hàng.

2.3. Bố trí màu sắc và ánh sáng cho shophouse

Hai yếu tố có ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ đồng thời có tác động trực tiếp tới tâm lý khách hàng là màu sắc và ánh sáng. Nên khi bắt tay vào thiết kế nhà phố thương mại các nhà thiết kế cần đặc biệt chú ý đến chúng.

Tùy thuộc vào điều kiện diện tích, phong cách thiết kế, sản phẩm, thương hiệu và cả đối tượng khách hàng của bạn các KTS sẽ đưa ra những ý tưởng thiết kế màu sắc và ánh sáng hợp lý.

Theo xu hướng thiết kế nội thất hiện nay, mọi không gian đều ưu tiên ánh sáng tự nhiên. Cho nên, không gian mở là phương án thiết kế quen thuộc được áp dụng nhiều nhất. Những khung cửa kính, vách ngăn bằng kính, tường kính sẽ giúp căn nhà thu nạp ánh sáng tự nhiên tốt nhất.

Bên cạnh đó, đưa thêm yếu tố thiên nhiên vào nhà, đặc biệt là cây xanh sẽ mang đến nguồn sinh khí tràn đầy, năng lượng tích cực mỗi ngày cho không gian sống và kinh doanh.

Còn về màu sắc, các tông màu trung tính nhẹ nhàng thường được ưu tiên hơn cả. Đó là những gam màu sáng, vui tươi như trắng, kem, be, xanh dương, xanh lá cây, vàng, nâu gỗ,…. Chúng giúp không gian tươi sáng, thoải mái hơn, đồng thời cũng dễ thiết kế và trang trí hơn.

2.4. Thiết kế nội thất shophouse

Các phân bổ không gian thường thấy của các shophouse khu để ở sẽ ở tầng trên, tầng trệt là nơi phục vụ cho mục đích kinh doanh. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết cách thiết kế nội thất cho từng không gian.

•    Thiết kế nội thất tầng trệt của shophouse

Những căn shophouse hiện nay được xây dựng theo kiểu nhà phố tập trung, mật độ xây dựng cao, thiết kế kiến trúc giống nhau. Vì vậy, thiết kế và bố trí nội thất cần sự thông thoáng, hướng chiếu sáng tốt, bố trí cây cảnh chậu hoa,… để tạo thẩm mỹ và điều hòa không khí, đặc biệt là không gian tầng trệt.

Tầng trệt (hoặc thêm tầng 2) là là không gian kinh doanh chính, nội thất tập trung ở đây khá nhiều. Cho nên khi thiết kế bạn nên ưu tiên những món đồ thông minh, đơn giản để tiết kiệm tối đa diện tích.

Cùng với đó, màu sắc nên chọn màu sáng, đặc biệt là màu sơn tường, trần và màu sàn nhà. Như đã đề cập ở trên, màu sáng giúp tạo hiệu ứng không gian tốt. Nó sẽ là background hoàn hảo giúp bạn thoải mái lựa chọn màu sắc trầm ấm cho các thiết kế nội thất.

Mặt khác, khi thiết kế nội thất tầng trệt shophouse để kinh doanh bạn nên chú ý đến nhu cầu của khách hàng theo ngành hay lĩnh vực mà mình muốn kinh doanh. Các định đối tượng khách hàng mục tiêu (khách hàng tiềm năng) để từ đó chọn phong cách, bày bố nội thất và đồ trang trí phù hợp.

Mỗi đối tượng khách hàng sẽ có cảm tình với những phong cách thiết kế nội thất khác nhau. Chặng hạn, giới trẻ sẽ ưa thích các phong cách hiện đại; tầng lớp thượng lưu sẽ chọn những phong cách tân cổ điển, luxury; tầng lớp trung niên thường sẽ chọn những phong cách truyền thống hoặc cổ điển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *